Wednesday, March 25, 2015

Hội hát đúm trên sông tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Hình thành và phát triển trên vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi sinh tụ của những nền văn hóa thuần Việt như văn hóa đồ gốm Tràng Kênh, đồ đồng Việt Khê ..., hát đúm đã có một thời gắn bó với những buồn vui của cư dân Thủy Nguyên và là một sinh hoạt văn hóa phổ biến trên vùng đất ven biển này mỗi khi khách du lịch có cơ hội được đến với du lịch Hạ Long Cát Bà.

Bài đăng liên quan
Theo người dân vùng ven biển Thủy Nguyên thì hát đúm đã có ở đây cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm (khoảng TK XIII - thời nhà Trần), nhưng có lẽ phải tới TK XVI (thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo dựng ở Phục Lễ thì nó thực sự mới được hát trong lễ hội chùa. “Chùa Kiến Linh có bia tạo năm Thuần Phúc 2 (1563) và Bính Dần (1566) thời Mạc, nội dung nói đất Phục Lễ địa linh nhân kiệt, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) từng đến thăm".


Xưa, trong xã hội cổ truyền, nếu hát đúm vùng tổng Phục hấp dẫn và lôi cuốn mọi người bởi những câu hát tình tứ, thơ mộng, thì tục bịt khăn che mặt của phụ nữ lại tạo ra sự tò mò, cuốn hút khách thập phương. Rồi trải qua năm tháng, tục cổ này đã trở thành nét văn hóa độc đáo. Bịt mặt ắt phải có... mở mặt, đây chính là chi tiết hấp dẫn đối với du khách xa gần, thậm chí với cả những người dân ở các làng bạn. Khi các cô gái mở mặt để hát đối đáp với các chàng trai, mọi người không khỏi trầm trồ, vì cô nào mặt cũng đẹp, da trắng, môi đỏ, mắt đen láy như hạt na.

Như nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác, hát đúm ở tổng Phục cũng trải qua những biến cố, thăng trầm. Có lúc, sinh hoạt hát đúm còn bị cấm đoán bởi quan niệm sai lệch, vì có người cho rằng hát hò, cầm tay nhau là “không lành mạnh” . Dẫu vậy, sinh hoạt hát đúm ở tổng Phục vẫn được duy trì, được người dân địa phương yêu thích.

Nguồn: Tổng hợp